“Bơ Mã Dưỡng” – Giống cây trồng đầy tiềm năng của vùng đất Bình Phước

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Bình Phước đã lựa chọn cây bơ là một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Đây là tín hiệu đáng mừng để người dân mạnh dạn mở rộng diện tích trên vùng đất đỏ bazan.

Loại Bơ sáp “nứt tiếng” tại vùng đất bazan Đông Nam Bộ

Bơ Mã Dưỡng là loại bơ sáp đặc biệt nổi tiếng ở Bình Phước, với kỹ thuật cấy ghép tiên tiến, việc lấy mầm, chọn mắt ghép có chọn lọc nhằm tăng tỷ lệ sống cho cây con và chất lượng quả sau khi cây trưởng thành. Những năm gần đây, Bơ Mã Dưỡng đang đứng top đầu là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.

Bơ Mã Dưỡng là một trong những sản phẩm chất lượng cao, được khách hàng tin dùng và lựa chọn. Bởi, quy trình chăm sóc nghiêm ngặt đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại từ việc chọn cây giống, sử dụng phân bón, tưới tiêu hợp lý đặc biệt là quy trình bảo quản sản phẩm trước và sau khi thu hoạch,…

Hiện nay, Bơ Mã Dưỡng đã được xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế bởi chất lượng và sản lượng luôn được đảm bảo.

Giống bơ Mã Dưỡng tại huyện Bù Gia Mập, Bình PHước

Theo Ông Đặng Dương Minh Hoàng – Chủ nhà vườn tại Huyện Bù Gia Mập cho biết: “Bơ Mã Dưỡng là giống cây trồng đang được người nông dân tỉnh Bình Phước tin tưởng lựa chọn trồng và sản xuất nhiều nhất hiện nay.  Lúc trước, gia đình tôi cũng như hầu hết người dân tại Bình Phước đã trồng và phát triển cây tiêu, cây điều nhưng khi giống Bơ Mã Dưỡng ra đời tôi đã thử trồng và nhận thất giống bơ sáp này rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, từ đó tôi đã mạnh tay chuyển sang đầu tư và phát triển giống bơ này. Giống Bơ Mã Dưỡng đến với tôi như một cái duyên vậy đó, nhờ đó mà thu nhập hàng năm của gia đình tôi tăng lên đáng kể, đó cũng là động lực để tôi và người dân nơi đây phát triển mô hình kinh tế với cây bơ, đưa sản phẩm bơ đến nhiều thị trường trong ngoài nước.”

Ông Đặng Dương Minh Hoàng – Chủ nhà vườn tại Huyện Bù Gia Mập (áo xanh) cùng đối tác Food connect

Mô hình trồng Bơ Mã Dưỡng của ông Hoàng có từ hơn 4 năm qua, với diện tích hơn 12 hecta, ông đã áp dụng phương thức canh tác mới; một hàng sẽ có 6 lỗ tương đương trồng 6 cây/ 2 ký phân trùn quế. Với 4 giếng nước ngầm sâu, lượng nước đảm bảo, ông đã áp dụng hệ thống van nước tự động cho việc tưới tiêu trong mùa nắng hạn.

Mỗi năm vườn bơ của ông cho ra trái hai vụ và được thu hoạch từ tháng tháng 6 âm lịch được các chủ nhà vườn tín ngưỡng gọi là mùa thuận còn nghịch mùa  là vào cuối tháng 11.

Giống Bơ Mã Dưỡng

Theo Ông Hoàng, sản lượng một cây trưởng thành có thể đạt năng suất đến 3 tạ, 1 hoặc 2 quả có thể đạt hơn 1 kg, 1kg như vậy có giá từ 50-60 ngàn đồng(tùy mùa). Mỗi năm ông thu về khoảng 80-90 tấn bơ. Trang trại bơ đặc sản của ông không chỉ cung cấp trong nước mà còn lan rộng ra thị trường nước ngoài như: Campuchia, Lào, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,…Hiện tại, các công đoạn chăm sóc và sản xuất tại vườn ông đều áp dụng bằng hệ thống máy móc, chỉ cần 2 đến 3 nhân công hỗ trợ là đủ, cùng với đó ông đang tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đào hố làm giếng để cung cấp nước tưới cho cây, mở rộng đất canh tác, đặc biệt  xây nhà kho để dự trữ và bảo quản bơ chín, để bơ có chất lượng tốt nhất.

Ngoài trồng Bơ Mã Dưỡng trang trại ông Hoàng còn sản xuất và trồng thêm các cây công nghiệp khác: cao su, tiêu, điều,….

Cơ hội cho nông sản Việt

Đại dịch COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp, khiến nền kinh tế các nước xuất khẩu hàng hóa, nông sản phải trì trệ. Nông dân phải điêu đứng vì đến mùa thu hoạch lại không tìm được đầu ra, dẫn đến ứ đọng sản phẩm hàng không xuất khẩu được, giá cả thay đổi liên tục, người dân phải tự giải cứu lẫn nhau,… Thấu hiểu được việc ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra cho nông nghiệp Việt Nam, mới đây Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 /2020 sẽ mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, đây sẽ là hướng đi đúng đắn cho các chủ nhà vườn như bơ Mã Dưỡng cũng như nhiều loại nông sản khác tiếp cận và phát triển thương hiệu của mình.

Khả Ái
Nguồn: agriNews